BÀI DỰ THI VIẾT: “NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG” -02

BÀI DỰ THI VIẾT: “NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC VỀ THẦY CÔ VÀ MÁI TRƯỜNG”
Họ và tên: Lê Ngọc Đăng
Lớp: 9a1
Trường: THCS Trần Hưng Đạo
Địa chỉ liên lạc: led59621@gmail.com
Số điện thoại: 0355104049
Thông tin nhân vật: Cô Phạm Thị Phương Liễu, giáo viên Ngữ Văn trường THCS Trần Hưng Đạo.

            Hành trình xuôi dòng trên cuộc đời này quả là thứ thú vị, chất chứa nhiều niềm vui, nỗi buồn đan xen nhau. Và trên dòng thời gian không ngừng ấy, tôi bắt đầu lớn lên với nhiều giai đoạn li kì khác nhau, một trong những điều ấy phải nói đến những ngày đi tìm, nhặt con chữ của chính bản thân mình. Khi ấy tôi được đến trường, gặp gỡ nhiều thầy cô, nó tựa như cây gặp nắng, tuy họ đến rồi đi nhưng những tia nắng ấm ấp mà họ để lại lại là thứ giúp tôi lớn lên và trưởng thành hơn. Mặc dù, ai cũng là tia nắng soi sáng tôi những đêm đông, nhưng có lẽ cô Phương Liễu- người dạy Ngữ Văn của tôi- lại là chùm sáng ban mai rực rỡ, chiếu rọi và đánh thức hi vọng cho tôi.

         Trên dòng sông dài của tri thức. Cũng giống như người lái đò đưa khách qua sông, giáo viên xuất hiện dẫn dắt các học sinh trên con đường học vấn, giúp các em khám phá ra những con chữ để đến với bến bờ tri thức. Và trong đó, hình bóng người lái đò lại hiển hiện dưới đôi tay cần mẫn của cô giáo Ngữ Văn của tôi – cô Phương Liễu.  W.A.Warrd từng ví: “Giảng viên giỏi biết giải thích, giảng viên xuất sắc biết chứng minh và giảng viên vĩ đại biết truyền cảm hứng”, vậy tại sao nhà văn này lại cho là vậy? Bởi, bạn có thể học hỏi được nhiều từ giáo viên giỏi, bạn có thể hiểu sâu hơn về vấn đề nhờ giáo viên xuất sắc, nhưng bạn chỉ có thể nhận ra cái giá trị cốt lõi của việc học, thứ đánh thức tiềm năng ẩn bên trong bạn thông qua một nhà giáo vĩ đại. Và nếu ánh sáng ban mai sẽ đánh thức bạn qua một đêm đông lạnh giá, thì đối với tôi cô Liễu xuất hiện như chùm nắng, soi rọi tôi giữa những ngày mất phương hướng trên trường. Và không biết từ bao giờ mà môn Văn như một phần của tôi? Cái môn này khó thật nhưng qua lời nói dịu dàng, ấp iu của cô, đã khiến nó trở nên nhẹ nhàng và đi vào trái tim tôi. Cô không nói nhiều lời hoa mĩ cũng không vung tay răn dạy học sinh, mà  chỉ khuyên bảo cùng những lời nói đùa khéo léo đến những học trò của mình. Tuy lời nói dịu dàng nhưng nó lại cảm hoá sâu sắc đến bên trong những bạn học lẫn bản thân tôi. Là một người truyền lửa, cô không chỉ nhẹ nhàng ấm áp từ lời nói, mà cô còn khéo léo trong nghệ thuật khen ngợi của mình. Cổ nhân từng dạy :“Lời muốn hay trước hết ý phải đúng”, những lời nói ấy vừa đúng chỗ lại đúng lúc, như được xuất phát từ trái tim của cô và đích đến với trái tim của học sinh. Là thứ tạo cho chúng tôi một niềm tin vững chắc về môn học mà ban đầu tôi không mấy thích thú và nó cũng là thứ khiến những người như tôi thêm yêu cô hơn.

Người ta thường nói về giáo viên như “mẹ hiền”, và tôi cũng thấy thế. Nhưng, đồng thời tâm hồn tôi còn có sự đồng điệu như trong lời thơ của thi nhân Tố Hữu từng viết:
“Bao bà cụ từ tâm như mẹ
Yêu quý con như đẻ con ra”
(Trích Bầm ơi! -Tố Hữu)

                 Nếu như mùa kháng chiến, tình thương của những người mẹ vệ quốc là thứ tình quân-dân in mãi dấu ấn tình mẫu tử vào dòng thời gian. Thì bây giờ, “người mẹ thứ hai” ấy, lại hiển hiện dưới hình bóng của những nhà giáo. Với tôi, hình tượng “mẹ hiền” ấy giống như cô Phương Liễu vậy. Vì sao tôi lại nói vậy? Nghề nhà giáo là nghề mẫu mực nhất mà tôi từng biết, cũng bởi qua cô Liễu mà tôi thấy thế. Cái giọng nói truyền cảm của cô, cái ánh nhìn ấm áp của cô luôn khơi gợi trong tôi nhiều cảm xúc. Cũng bởi, cách nhìn nhận lỗi sai của cô đối với học sinh không giống giáo viên khác. Và cũng bởi, cô nâng đỡ những người như tôi trong công cuộc học tập. Vấn đề đi học để nâng cao thêm kiến thức khiến tôi đau đầu lắm, vì mẹ tôi, gia đình tôi cũng quá vất vả. Nhưng lạ thay “người lái đò” này xuất hiện để đưa tôi đi, để mang tôi đến với miền đất mới mà không nhận bất cứ thứ gì. Tôi thấy quý cái nghề nhà giáo này lắm và nhất là cô, không hiểu sao cô lại chọn nâng đỡ những người như tôi, đánh thức tôi trong đêm tối? Với tôi, quả thực là “một ngày đến trường là một niềm vui”, nếu ở nhà mẹ sẽ chăm sóc, nuôi dưỡng tôi lớn thì đến trường người mẹ thứ hai ấy sẽ thay mẹ mà nuôi dưỡng nhận thức và giáo dục tôi. Và có lẽ, cô Phương Liễu luôn là người giáo viên mà tôi yêu mến, học cô tôi nhận ra cái giá trị của môn Văn, học cô mà tôi thêm yêu cái môn này, mà cũng vì cô mà tôi đã được như ngày hôm nay.

                        Người ta thường nói: “Khi người lái đò rời bến, là lúc mà người học đã đến đích. Người lái đò chỉ đứng nhìn theo mà không đòi hỏi gì”, và người lái đò ấy sẽ đồng hành cùng ta suốt chặng đường rồi lại quay về, để chở thêm một thế hệ mới qua sông. Dù rồi, mai sẽ cách xa nhưng hình bóng và những dấu ấn của cô để lại luôn hiển hiện trong trái tim tôi, một giá trị mà vẫn luôn trường tồn như những dòng sông kia. Và cảm thật cảm ơn khi bản thân tôi được học và được nâng đỡ bởi cô, có lẽ sau này thành công của tôi chính là lời cảm ơn tha thiết đến những ngày cô đã soi sáng, đánh thức tôi.

Dưới đây là một số hình ảnh cô giảng bài trên lớp:4e66541a0a17b149e8067 34e90a90549defc3b68c8 77b643ca1dc7a699ffd66

Tác giả: thcstranhungdao